Khốn khổ vì bị gout ở tuổi quá trẻ

0
76

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, Daniel Lavelle trằn trọc điều chỉnh cơ thể, nhưng cơn đau nhức ở ngón chân cái trỗi dậy như bị dao cứa.

Cơn đau từ tim di chuyển đến chân không thuyên giảm. Tình trạng kéo dài nhiều tháng liền khiến người đàn ông 35 tuổi quyết định đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh gout.

“Gout! Tôi bị bệnh gout, ở tuổi 35. Tôi còn quá trẻ để mắc bệnh này. Tiếp theo sẽ là gì đây? Viêm khớp, đục thủy tinh thể, tiểu tiện không kiểm soát?”, anh thốt lên.

Gout là một dạng bệnh viêm khớp, gây ra các cơn đau dữ dội, đột ngột. Thông thường, cơ thể sẽ tạo ra axit uric khi nó phân hủy purin – các hợp chất hóa học có trong thực phẩm. Nếu thận không lọc hết axit uric từ máu, hợp chất này cuối cùng kết tinh trong các khớp và khiến hệ thống miễn dịch phản ứng, gây bệnh gout.

Đau ngón chân là triệu chứng điển hình của bệnh gout. Từ lâu, đây được coi là “căn bệnh của các vị vua”, vì có liên quan đến vua Henry VIII. Ở thời hiện đại, chúng thường ảnh hưởng đến những người đàn ông trung niên giàu có, to khỏe. Bệnh có thể do ăn uống hoặc di truyền.

Thời gian gần đây, độ tuổi của người mắc bệnh gout ngày càng trẻ hóa. Lavelle chỉ là một trong rất nhiều người gặp tình trạng này khi chưa đầy 40 tuổi.

Todd Ashley, 26 tuổi, là một kỹ sư phần mềm khỏe mạnh sống tại Cambridge, Massachusetts. Anh đạp xe, leo núi và chơi bóng đá, tuân thủ chế độ ăn kiêng linh hoạt, chủ yếu ăn đồ chay. Ashley không thuộc nhóm những người có nguy cơ cao bị bệnh gout, song cơn đau khớp ập đến một cách đột ngột, bắt đầu từ ngón chân cái.

Đọc Thêm:  Bốt cao cổ nở rộ trên đường phố ngày hè

“Ban đầu nó chỉ hơi sưng, sau đó đau nhiều về đêm, đến mức tôi phải lấy tất cả gối trong nhà để kê cao chân, thật kinh khủng”, anh kể lại.

Cơn đau đến và đi theo chu kỳ, đặc biệt vào buổi tối, sau đó lắng xuống và mọi thứ tưởng chừng đã cải thiện. Tuy nhiên, sau vài ngày, mọi thứ lại trở nên tồi tệ.

Ngay trước khi có các triệu chứng đầu tiên, Ashley tham gia một buổi tụ tập và ăn bữa tối thịnh soạn. Anh cho rằng đây là nguyên do dẫn đến cơn đau khớp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây không phải cơ chế hình thành bệnh gout.

Todd Ashley bị gout ở tuổi 26. Ảnh: Todd Ashley
Todd Ashley bị gout ở tuổi 26. Ảnh: Todd Ashley

Ăn thực phẩm có nhiều purin, chẳng hạn động vật có vỏ, thịt đỏ và nội tạng, uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Lượng purin lớn khiến cơ thể sản sinh nhiều axit uric, dễ tích tụ trong khớp gây đau.

Tuy nhiên, theo Mark Russell, nhà nghiên cứu tại King’s College London, một số người bị gout hoàn toàn do di truyền. “Lúc này, quan niệm lối sống, chế độ ăn uống dẫn đến bệnh gout là không đúng”, ông nói.

Bệnh gout có phác đồ điều trị hiệu quả. Phương pháp là giảm mức axit uric trong máu bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purin. Bệnh nhân thường được kê đơn ibuprofen để kiểm soát các cơn đau. Tiến sĩ Russell cho biết liệu pháp phòng ngừa tốt nhất là dùng allopurinol để làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Việc phải uống thuốc suốt đời trở thành thực tế “đắng ngắt”, song ngày càng phổ biến đối với nhiều người trẻ. Nghiên cứu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã phân tích dữ liệu bệnh nhân trong vòng 15 năm, từ 1997 đến 2021 và phát hiện ra rằng, số bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi đã tăng 30%. Thống kê của NHS Digital cho thấy 234.000 người nhập viện vì bệnh gout từ năm 2021 đến năm 2022.

Đọc Thêm:  Góc Nhật Bản trong lòng Đài Loan

“Một trong những nguyên nhân là tình trạng béo phì ngày càng phổ biến. Các yếu tố khác như hội chứng chuyển hóa, gồm bệnh huyết áp và tiểu đường cũng dễ thấy hơn. Chúng liên quan rất mật thiết đến bệnh gout”, Russell nói.

Theo ông, các chuyên gia cần nghiên cứu thêm về nhóm tuổi này. Các phân tích cho thấy bệnh gout phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ. Hơn 94% bệnh nhân ở Mỹ là đàn ông. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ vẫn có thể gặp phải tình trạng này.

Cassie Place, 22 tuổi, đến từ Yorkshire, trải qua đợt bệnh gout đầu tiên khi mới 19 tuổi. Triệu chứng kéo đến sau khi cô dùng thuốc lợi tiểu.

“Tôi tỉnh dậy và ngón cái như lửa đốt. Nó sưng lên, khiến tôi không thể đi lại được”, cô kể lại. Là một người giao hàng, cô phải đi bộ và bê vác đồ đạc dù chân rất đau.

Dù bị nhiều người coi nhẹ, gout vẫn được coi là căn bệnh nghiêm trọng. Nó gây đau đớn và rút ngắn tuổi thọ. Nghiên cứu năm 2017 cho thấy người bệnh có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 25%.

“Tôi cảm thấy căn bệnh chưa được coi trọng. Mọi người vẫn đánh giá thấp nò dù nỗi đau rất lớn”, Place nói.

Trang tin dành cho người Việt tại Đài Loan. Hãy share ngay cho cộng đồng người Việt tại Dai Loan để cập nhật tin mới về luật pháp, cuộc sống, nghề nails.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here