Tự ráp máy bay chở cả nhà đi du ngoạn

0
68

Khi những chiếc máy bay đi thuê quá nhỏ cho gia đình 4 người, kỹ sư Aliseril nghiên cứu cách lắp ráp một phi cơ riêng để thỏa đam mê bay lượn.

Kỹ sư cơ khí Ashok Aliseril Thamarakshan bắt đầu nghiêm túc xem xét học lái máy bay sau khi chuyển đến sống gần một sân bay ở Essex cách đây hơn một thập kỷ. Anh nhận bằng phi công lái máy bay cỡ nhỏ vào năm 2019 và bắt đầu thuê phi cơ để thực hiện các chặng bay ngắn.

Nhưng khi anh và vợ là Abhilasha chào đón hai thiên thần nhỏ, những chiếc máy bay hai chỗ ngồi không còn đáp ứng được nhu cầu của cả gia đình.

Từ đó, anh bắt đầu suy nghĩ về việc sở hữu một máy bay riêng và nảy ra ý tưởng chế tạo một phi cơ 4 chỗ. Anh cho rằng điều này sẽ giúp bản thân hiểu rõ hơn về chiếc máy bay và chăm sóc nó tốt hơn.

Sau khi bay thử một chiếc Sling TSi của hãng Sling Aircraft ở Johannesburg, Nam Phi, Aliseril ấn tượng đến mức quyết định mua linh kiện về để tự nghiên cứu và lắp ráp.

Một số đồng nghiệp có kinh nghiệm lắp ráp máy bay cũng đề nghị hỗ trợ Aliseril, song không thành vì khi bộ linh kiện đầu tiên được chuyển tới, nước Anh đã bị phong tỏa hoàn toàn do đại dịch Covid-19 bùng phát.

Không nản lòng, anh dựng một xưởng nhỏ trong khu vườn sau nhà và lên kế hoạch cho từng giai đoạn của dự án.

Xưởng lắp ráp máy bay trong vườn nhà của Aliseril. Ảnh: CNN.
Xưởng lắp ráp máy bay trong vườn nhà của Aliseril. Ảnh: CNN.

Quá trình này được Hiệp hội Máy bay Hạng nhẹ (LAA) giám sát, dưới sự cấp phép của Cơ quan Hàng không Dân sự Anh (CAA). Sau khi các thanh tra của LAA kiểm tra không gian xưởng tại nhà của Aliseril, anh được phép bắt tay vào lắp ráp máy bay từ tháng 4/2020.

Đọc Thêm:  Giới chức Anh đã thảo luận về vấn đề nguồn cung cấp thiết bị mạng 5G với các công ty ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Chiếc máy bay Aliseril chế tạo dài gần 7,2 mét, cao 2,45 mét. Đến cuối mùa hè, anh hoàn thành phần đuôi, cánh, và bắt tay chế tạo phần thân khi bộ linh kiện tiếp theo được chuyển tới.

Mỗi giai đoạn của dự án đều cần thanh tra LAA phê duyệt trước khi chuyển sang khâu tiếp theo. Thanh tra của hiệp hội đã 12 lần tới kiểm tra xưởng của Aliseril.

Khi hoàn thành cơ bản chiếc máy bay, anh chuyển toàn bộ đến một kho gần Cambridge để lắp động cơ và chạy thử. Chiếc máy bay vượt qua đợt kiểm tra cuối cùng vài tháng sau đó.

Aliseril mất 18 tháng để chế tạo một trong những chiếc phi cơ tự chế Sling TSi đầu tiên tại Anh, với tổng chi phí 180.000 bảng (203.000 USD). Khi đăng ký thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1, Aliseril đặt tên chiếc phi cơ là G-Diya, theo tên cô con gái út.

Anh Aliseril (áo đỏ) bồng hai con, đứng cạnh vợ chụp hình với chiếc phi cơ tự tay chế tạo. Ảnh: Facebook/Ashok Aliseril Thamarakshan.
Anh Aliseril (áo đỏ) bồng hai con, đứng cạnh vợ chụp hình với chiếc phi cơ tự chế tạo. Ảnh: Facebook/Ashok Aliseril Thamarakshan.

Aliseril nhớ lại sự hồi hợp khi phi công thử nghiệm khởi động và cất cánh chiếc máy bay. “Anh ấy bay trong khoảng 20 phút. Khi máy bay quay về, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm”, anh kể.

Anh cũng được một phi công giàu kinh nghiệm ngồi kèm trong lần đầu tiên lái chiếc máy bay tự chế. Trong khi Aliseril tỏ ra thận trọng, viên phi công bay kèm lại yêu cầu anh tăng tốc hết cỡ.

Đọc Thêm:  Ronaldo: 'Mất con là khoảnh khắc khó khăn nhất'

“Tôi rất lo, tôi không muốn tạo thêm áp lực lên nó”, Aliseril giải thích. “Nhưng anh ấy thực sự đẩy nó đến giới hạn. Thật tuyệt khi biết chiếc máy bay có khả năng lớn đến vậy”.

“Khi máy bay hạ cánh thành công, anh ấy vỗ tay và nói ‘xin chúc mừng, bạn vừa hạ cánh chiếc máy bay do tự mình chế tạo’. Đó là một cảm giác tuyệt vời”, Aliseril nhớ lại.

Phi cơ G-Diya có tầm bay gần 1.400 km và đã trải qua hàng loạt chuyến bay thử nghiệm khác trước khi được cấp phép bay vào tháng 5.

Sau đó, Aliseril thường xuyên đưa vợ và hai con gái đến nhiều địa điểm trên khắp nước Anh bằng máy bay vào mỗi dịp cuối tuần khi thời tiết thuận lợi. Họ chia sẻ hình ảnh về các chuyến đi trên Instagram.

Hồi tháng 6, anh còn thực hiện chuyến đi một tuần vòng quanh Bắc Âu cùng một người bạn phi công. Họ bay tới Cộng hòa Czech, Áo và Đức. “Chiếc máy bay chỉ tốn khoảng 20 lít xăng không chì cho mỗi giờ bay, chi phí tương đương với lái xe”, Aliseril tiết lộ.

Anh lưu ý rằng mình vẫn là phi công mới, với khoảng 125 giờ bay, nhưng nhấn mạnh sự tự tin đang tăng dần qua mỗi chuyến khám phá bầu trời. Anh hiện có ý định đưa gia đình từ Anh bay tới châu Âu.

“Đó là kế hoạch trong tương lai”, anh nói. “Các con tôi rất hạnh phúc với ‘sự tự do’ này”.

Trang tin dành cho người Việt tại Đài Loan. Hãy share ngay cho cộng đồng người Việt tại Dai Loan để cập nhật tin mới về luật pháp, cuộc sống, nghề nails.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here