Bài viết do bạn Hoang Gia Hai Hoang đang sống tại London chia sẻ các chính sách của chính phủ Anh trong đợt dịch Covid-19.
Dưới đây là các phần đã được Hoang chia sẻ :
PHẦN 2: GÓI HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP: Miễn tiền thuế mặt bằng (Business Rate)
PHẦN 3: GÓI CỨU TRỢ DOANH NGHIỆP – Khoản trợ cấp không hoàn lại (cash grant) £10,000 hoặc £25.000
PHẦN 4: TRỢ CẤP TỔNG HỢP (UNIVERSAL CREDIT)
Mọi người có thể xem thông tin chi tiết của chương trình này từ trang mạng chính thức của Chính phủ Anh tại https://www.gov.uk/guidance/claim-for-wage-costs-through-the-coronavirus-job-retention-scheme
Tuy nhiên trước khi đi vào nội dung chương trình, có một số khái niệm cơ bản mình nghĩ mọi người nên làm quen dần, đặc biệt trong văn cảnh cụ thể này.
1. Chủ (Employer): Trong bài viết này, có thể mình sẽ dùng lẫn lộn các từ “chủ”, “shop” và “doanh nghiệp” với cùng một ý nghĩa. Chủ ở đây có nghĩa là thực thể pháp lý sở hữu một cơ sở kinh doanh. Chủ có thể là một cá nhân (Self-employed/sole trader) hoặc một công ty (Limited Company).
2. Thợ (Employee): Khi chủ tiến hành hoạt động kinh doanh tại cơ sở kinh doanh đó thì chủ có thể làm một mình hoặc có thêm những thợ khác làm cùng. Chủ sẽ trả lương hàng tháng/hàng tuần cho các thợ đó.3. Báo cáo thuế dựa trên lương (PAYE): Từ góc độ của Cơ quan Thuế (HMRC), hoạt động tiền lương của một cơ sở kinh doanh được thể hiện qua một báo cáo hàng tháng (thường là cuối tháng nhưng cũng có thể là bất cứ ngày nào trong tháng) do chủ gửi lên (có thể trực tiếp hoặc thông qua kế toán). Trong báo cáo này sẽ có thông tin về lương trước thuế và sau thuế cùng khoản khấu trừ NI của từng nhân viên.
Trong trường hợp chủ là Công ty thì nhiều khả năng anh/chị/cô/chú chủ mà hàng tuần vẫn đưa phong bì cho bạn là Giám đốc (Director) của Công ty đó và người đó cũng có thể có tên trong báo cáo PAYE. Và như thế HMRC cũng coi anh/chị/cô/chú chủ đó là một người thợ (employee).
4. Nhân viên nghỉ phép (furloughed employee): Đây là một khái niệm mới được Chính phủ đưa vào để sử dụng trong chương trình này. Nghỉ phép ở đây được hiểu là một người thợ nghỉ không đi làm (do công việc kinh doanh bị ảnh hưởng) nhưng vẫn nằm trong biên chế của doanh nghiệp. Người thợ này được hiểu là khi công việc kinh doanh hoạt động trở lại thì họ sẽ quay lại làm việc bình thường như trước.
Nội dung chính của chương trình hỗ trợ: Cam kết của Chính phủ là sẽ hỗ trợ 80% lương của thợ nếu chủ giữ người thợ đó trong thời gian công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do đại dịch trong ít nhất 3 tháng tính từ ngày 1/3/2020. Tổng số tiền hỗ trợ cho mỗi thợ tối đa là £2,500/tháng
Dựa trên những thắc mắc phổ biến của mọi người trong những ngày qua, mình sẽ cố gắng tổng hợp theo cách dễ hiểu nhất. Nếu mọi người có thắc mắc gì thêm, có thể comment bên dưới, mình sẽ bổ sung vào bài viết.a) Hiện tại cổng thông tin để xin 80% trợ cấp lương nhân viên vẫn chưa hoàn thiện và dự kiến tới cuối tháng 4 mới đi vào hoạt động. Trong thời gian đó, chủ vẫn phải có trách nhiệm báo cáo PAYE và thực hiện trả lương thợ như bình thường. Tùy vào phần mềm kế toán và cách làm của mỗi kế toán mà báo cáo PAYE sẽ khác nhau.
Một số lựa chọn giữ nguyên cơ cấu lương như trước và trả đủ lương cho thợ sau đó xin lại 80% của chính phủ, số khác thực hiện thay đổi ngay trong báo cáo sắp tới thể hiện 80% lương trả cho thợ và sau đó xin lại 80% này từ chính phủ.b) Chủ có thể trả 80% lương cho thợ sau đó xin lại từ Chính phủ hoặc góp thêm cùng với 80% của chính phủ để trả lương cho thợ, có thể 100% như lúc đi làm bình thườngc) Mặc dù mục đích của chương trình là duy trì việc làm nhưng Chính phủ lại không yêu cầu trách nhiệm từ phía chủ.
Nghĩa là chủ có thể cắt giảm/cho thợ nghỉ việc. Tất nhiên việc này thể hiện qua báo cáo PAYE chứ có thể không hoàn toàn sẽ diễn ra trên thực tế. Nhưng chủ sẽ vi phạm luật nếu xin trợ cấp từ chương trình nhưng số tiền này không dùng vào mục đích hỗ trợ tiền lương.d) Thợ không nhất thiết phải là người có hộ chiếu Anh hay EU, miễn là phải có tên trong hệ thống báo cáo PAYE của doanh nghiệp.
Thông thường, bạn sẽ cần phải có thị thực (visa) trong đó không có điều kiện cấm đi làm hoàn toàn (hạn chế 10 hoặc 20 tiếng vẫn là được phép đi làm) và số An sinh Xã hội (NI number) để có thể được doanh nghiệp đăng ký vào trong hệ thống trả lương PAYE.e) Chương trình áp dụng cho cả hình thức full-time và part-time, không quan trọng số giờ thợ làm mỗi tuầnf)
Thợ bắt đầu đi làm sau ngày 28/2/2020 không được hưởng khoản trợ cấp này của chính phủ. Nếu hệ thống báo cáo PAYE hàng tháng cho thấy một người thợ bắt đầu đi làm (báo thuế) cho doanh nghiệp đó sau ngày 28/2/2020 thì người này không đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ của chính phủ.g) Tuy nhiên, nếu hệ thống báo cáo PAYE cho thấy một người bắt đầu đi làm (báo thuế) trước ngày 28/2/2020, sau đó bị cho nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch. Nếu được tuyển dụng lại thì vẫn được hưởng khoản trợ cấp này.
Ví dụ, người này bắt đầu công việc vào ngày 20/2/2020, nghỉ việc vào ngày 3/3/2020 sau đó lại được đưa trở lại làm việc vào ngày 13/3/202 (cho dù ở trạng thái furlough) thì người này vẫn đủ điều kiện nhận trợ cấp.h) Thợ đang hưởng trợ cấp thì không được đi làm cho doanh nghiệp.
Trong thời gian nhận trợ cấp 80% lương, giả sử shop mở cửa trở lại vào tháng 5, nếu thợ quay trở lại làm việc thì sẽ không còn đủ điều kiện nhận trợ cấp của chính phủ nữa. Chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo thay đổi này thông qua báo cáo PAYE của tháng đó.
Nếu thợ báo thuế ở nhiều shop thì khoản trợ cấp được tính riêng rẽ cho từng công việc chứ không cộng gộp. Ví dụ, thợ báo thuế £1000/tháng ở shop A và £2,000/tháng ở shop B thì sẽ đủ điều kiện nhận 80% từ mỗi shop, nghĩa là £800 từ shop A và £1,600 từ shop B. Tương tự, hạn mức tối đa hỗ trợ £2,500 của chính phủ áp dụng cho đầu công việc chứ không phải cho từng cá nhân. Với mức lương báo cao, thợ hoàn toàn có thể nhận tối đa £2,500 từ shop A và £2,500 từ shop B