Cảnh giác: Mất thị lực sau khỏi Covid-19

0
106

MỸ- Một năm sau mắc Covid-19, Michael Reagan, 50 tuổi, vẫn phải chịu đựng cơn đau ngực, nhức tay chân, co giật, run và mất thị lực một mắt.

Ông nhớ lại cảm giác sáng 22/3/2020: “Khi thức dậy, điều đầu tiên tôi cảm nhận được là rất nóng và khó thở. Tôi vào phòng tắm cố gắng hít thở và ngay sau đó tôi ho ra máu. Tôi đến bệnh viện vào ngày hôm đó và nhận kết quả dương tính với nCoV”.

Reagan trải qua hai tháng ròng rã điều trị trong bệnh viện và ở nhà. Sau khi hết bệnh, ông vẫn phải chống chọi với các triệu chứng như đau ngực, đau nhức tay và chân, co giật, run và mất thị lực một mắt.

“Kể từ đó, tôi như trên một chuyến tàu lượn siêu tốc với những triệu chứng mới, nhiều bác sĩ, thuốc men và xét nghiệm theo sau”, ông nói. Reagan không thể trở lại cuộc sống năng động như trước đây.

Tương tự Reagan, Stephanie Condra, 34 tuổi, mắc Covid-19 vào mùa hè năm ngoái, nhưng không cần nhập viện. Các triệu chứng của cô tương đối nhẹ như mệt mỏi, khó thở, đau dạ dày, chuột rút và sốt nhẹ. Tuy nhiên, sau khi có vẻ đã khỏi bệnh, Condra bắt đầu gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như đau xoang nặng, buồn nôn và chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác nóng ran ở ngực, ho khan, sương mù não, lú lẫn, gặp các vấn đề về ngôn ngữ và tập trung.

Đọc Thêm:  Sau thời gian vắng mặt vì Covid-19, thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ quay trở lại làm việc vào thứ hai tuần sau

Cô chia sẻ: “Các triệu chứng không ngừng tăng lên và lặp đi lặp lại. Khi có vẻ như một loại sẽ biến mất thì những triệu chứng khác lại xuất hiện. Tôi thực sự chỉ có thể hoạt động khoảng bốn giờ mỗi ngày”.

Hơn một năm sau đại dịch, giới nghiên cứu đánh giá nCoV là một loại virus nguy hiểm và tinh vi. Một số người không hề biết họ bị nhiễm bệnh và ngày càng có nhiều bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn.

Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 19/2 trên tạp chí JAMA Network Open, 30% người bệnh đã hồi phục phải sống chung với các triệu chứng “hậu Covid-19”. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington dành 9 tháng để theo dõi 177 người bị nhiễm nCoV. Trong nhóm này có 150 bệnh nhân ngoại trú, có triệu chứng nhẹ và không phải nhập viện. Kết quả 30% cho biết chất lượng cuộc sống của họ kém hơn trước, do phải đối mặt với các triệu chứng dai dẳng như mệt mỏi và mất khứu giác, vị giác. Và 8% gặp khó khăn khi thực hiện ít nhất một hoạt động thông thường hàng ngày.

Đọc Thêm:  Anh bắt buộc 'cách ly tự trả tiền' 10 ngày tại khách sạn

Theo các nhà nghiên cứu, chỉ mới xét ở một tỷ lệ nhỏ như trên đã thấy hậu quả về sức khỏe và kinh tế, trong khi thế giới có gần 112 triệu ca nhiễm Covid-19.

Một nghiên cứu lớn hơn được công bố vào đầu tháng 1 trên tạp chí The Lancet, cho thấy trong số 1.733 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, 76% vẫn gặp ít nhất một triệu chứng sau 6 tháng hồi phục.

Những tháng qua, Trung tâm Chăm sóc Hậu phẫu tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, New York, Mỹ, tiếp nhận hơn 1.600 bệnh nhân Covid-19 quay trở lại tìm sự giúp đỡ dù đã khỏi bệnh. “Rất khó để đoán được ai sẽ là người phải sống chung với các triệu chứng này. Những người đến khám tại trung tâm ở mọi độ tuổi từ 20 đến 70, 80, cả nam lẫn nữ. Dù bị bệnh nhẹ cũng không có gì chắc chắn bạn sẽ không gặp các triệu chứng hậu Covid”, bác sĩ Zijian Chen, Giám đốc Hệ thống Y tế Mount Sinai cho biết.

Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận 111.931.492 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.477.282 người đã chết. 87.249.350 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Theo: CNN

Trang tin dành cho người Việt tại Đài Loan. Hãy share ngay cho cộng đồng người Việt tại Dai Loan để cập nhật tin mới về luật pháp, cuộc sống, nghề nails.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here