Tàu nghiên cứu tự động đi xuyên Đại Tây Dương

0
67

Tàu Oceanus chạy bằng điện, trang bị nhiều cảm biến và thiết bị hiện đại để thu thập dữ liệu mà không cần nhà khoa học nào trên tàu.

Tàu Oceanus không người lái sẽ thu thập dữ liệu khoa học trong hành trình từ Anh đến quần đảo Falkland. Ảnh: Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth
Tàu Oceanus không người lái sẽ thu thập dữ liệu khoa học trong hành trình từ Anh đến quần đảo Falkland. Ảnh: Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth

Việc đưa một nhóm nhà khoa học biển đi xuyên Đại Tây Dương và tiến hành nghiên cứu trên đường đi sẽ rất tốn kém. Tàu Oceanus giúp giải quyết vấn đề này khi tự động thực hiện chuyến nghiên cứu biển mà không cần bất cứ người nào trên tàu, New Atlas hôm 31/5 đưa tin.

Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth (Anh) giao cho công ty M Subs thiết kế và chế tạo tàu thân đơn tự động Oceanus với tiền tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Môi trường tự nhiên. Dự án lấy cảm hứng từ thành công của tàu tự động Mayflower, cũng do M Subs thiết kế và chế tạo. Đây là phiên bản hiện đại của tàu Mayflower từng đưa người Pilgrim đến New England năm 1620. Oceanus được đặt theo tên đứa trẻ đầu tiên chào đời trên tàu vào năm đó.

Đọc Thêm:  Khủng hoảng đại dịch Covid-19, tỉ lệ thất nghiệp tại Anh ngày càng tăng

Theo kế hoạch do Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth công bố, Oceanus sẽ dài 23,5 m và rộng 3,5 m, có thể tự lấy lại thăng bằng khi bị lật. Tàu chạy bằng hai động cơ gắn phía sau. Các động cơ này được cung cấp năng lượng bởi một bộ pin. Máy phát điện chạy bằng động cơ diesel và pin mặt trời tích hợp trên boong sẽ cùng sạc điện cho bộ pin này.

Bộ pin cũng cung cấp năng lượng cho hàng loạt thiết bị điện tử trên tàu Oceanus, gồm hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu hải dương học, đèn chiếu sáng, camera, hệ thống cảm biến độ sâu và sonar (thiết bị định vị thủy âm) đa tia.

Trong chuyến đi biển đầu tiên từ Anh đến quần đảo Falkland, con tàu trang bị AI này sẽ được GPS và hai trạm thời tiết trên tàu dẫn đường. Nó sử dụng một module 4G/5G và hai thiết bị thu phát tín hiệu vệ tinh để truyền dữ liệu theo thời gian thực cũng như cập nhật trạng thái cho trung tâm chỉ huy tại phòng thí nghiệm Plymouth.

Đọc Thêm:  Lạm phát ở Anh lên cao nhất 41 năm

Dữ liệu thu thập sẽ liên quan đến các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, ngư nghiệp và sinh địa hóa học. Hiện chưa có thông tin nào về thời điểm dự kiến chế tạo xong tàu Oceanus hay khi nào chuyến đi xuyên Đại Tây Dương bắt đầu.

“Oceanus sẽ khai thác công nghệ AI mới nhất, cho phép chúng tôi đẩy xa thêm giới hạn của khoa học biển và mở ra những cơ hội mới về phương pháp theo dõi môi trường đại dương. Cách đây không lâu, điều này vẫn là khoa học viễn tưởng. Nhưng với việc thiết kế và phát triển Oceanus, chúng tôi đang thực sự mở ra tương lai của nghiên cứu biển”, Icarus Allen, giám đốc Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth, cho biết.

Trang tin dành cho người Việt tại Đài Loan. Hãy share ngay cho cộng đồng người Việt tại Dai Loan để cập nhật tin mới về luật pháp, cuộc sống, nghề nails.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here