Theo quy định của luật dân sự, có 3 trường hợp ly hôn như sau
1. đồng thuận li hôn( điều 1049 luật dân sự) 2 bên tự nguyện li hôn
2. phán quyết li hôn ( điều 1052 luật dân sự) vợ hoặc chồng rơi vào những trường hợp sau: trùng hôn, vợ ( chồng) ngoại tình, vợ ( chồng) bỏ rơi đối phương, vợ ( chồng) có ý định giết hại gây thương tích cho đối phương, vợ (chồng) mắc bệnh tâm thần không thể chữa trị, vợ ( chồng) không rõ tung tích, sống hay chết 3 năm trở lên.
3. Hoà giải/ giải quyết li hôn: 2 người muốn li hôn nhưng không đưa ra được những thống nhất về các vẫn đề cần giải quyết khi li hôn như con cái, phân chia tài sản.
Cho dù là 1 trong 3 trường hợp trên, thì theo quy định bộ luật dân sự về hộ tịch, đương sự cần mang theo những giấy tờ liên quan đến phòng hộ tịch nơi cư trú để tiến hành giải quyết li hôn.
Nếu 2 bên đồng thuận li hôn, thủ tục rất đơn giản, vợ( chồng) mang theo giấy thoả thuận li hôn có chữ kí của 2 người làm chứng, giấy chứng minh thư đến phòng hộ tịch để tiền hành ly hôn mà không cần thông qua toà án giải quyết.
Phân chia tài sản khi ly hôn: Luật pháp Đài Loan quy định, tất cả tài sản có sau khi kết hôn đều liệt kê vào tài sản cần được phân chia bao gồm tiền tiết kiệm, bất động sản, tài sản cá nhân như xe oto , cố phiếu…
Vậy khi li hôn tài sản đươc phân chia như sau: Tài sản đứng tên vợ ( chồng) nhiều hơn trừ đi tài sản đứng tên của vợ ( chồng ) ít hơn, số dư còn lại chia đôi. ví dụ anh A và chị B sau khi kết hôn mua được ngôi nhà trị giá 1000 vạn đài tệ đứng tên anh A trong đó có 600 vạn là tiền vay ngân hàng. Tại thời điểm ly hôn anh A có 100 vạn đài tệ tiền tiết kiệm, chị B không có tiền tiết kiệm.
Tài sản của anh A được tính như sau : 1000 vạn đài tệ ( giá trị căn nhà) + 100 vạn đài tệ sổ tiết kiệm = 1100 vạn đài tệ, trừ đi số tiền nợ ngân hàng 600 vạn đài tệ, tổng tài sản khi li hôn của anh A là 500 vạn đài tệ.
Tài sản của chị B khi li hôn là 0 đồng ( không đứng tên tài sản, không có tiền tiết kiêm)
Theo quy định, khi ly hôn tài sản của người nhiều hơn ( anh A) trừ đi tài sản của người ít hơn ( chị B) = số tiền còn lại chia đôi, cụ thể 500 vạn đài tệ – 0 = 500 vạn chia 2 mỗi người sẽ nhận 250 vạn đài tệ, đồng nghĩa với việc chị B sẽ có quyền yêu cầu anh B chia 250 vạn đài tệ cho mình.
Tiền chu cấp nuôi dưỡng con cái:
1 trong 2 bên sẽ nhận trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, người còn lại cũng có trách nhiệm chu cấp tiền nuôi dưỡng con cái theo quy định, ở Đài Loan tiền chu cấp nuôi dưỡng con cái được tính dựa trên chi phí sinh hoạt trung bình tại nơi cư trú, ví dụ như chi phí sinh hoạt trung bình cho 1 người ở Đài Bắc năm 2022 là 3 vạn 2305 đài tệ, vậy người trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ được yêu cầu chu cấp mỗi tháng 1 nửa là 1 vạn 6152 đài tệ, tuy nhiên tiền chu cấp nuôi con còn phụ thuộc vào thoả thuận giữa 2 bên, mỗi trường hợp đều phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như thu nhập của đối phương để quyết định số tiền cần được chu cấp.
Tiền bồi thường do tổn thất tinh thần:
Trường hợp ly hôn do 1 trong 2 người ngoại tình, bên yêu cầu bồi thường cung cấp đầy đủ chứng cứ xác minh được đối phương ngoại tình gây tổn thương về tinh thần, thể chất thì hoàn toàn có thể yêu cầu được bồi thường, toà án sẽ xem xét giải quyết theo quy định hiện hành.
Viethome tổng hợp